Sách được xây dựng trên cơ sở nội dung cuốn giáo trình Quản trị chất lượng và tham khảo nhiều tài liệu về quản trị chất lượng trong và ngoài nước. Đặc biệt, quyển Bài tập Quản trị chất lượng cung cấp các bài tập tình huống trong quản trị chất lượng phù hợp với tình hình Việt Nam giúp người đọc nắm vững lý thuyết, có kỹ năng thực hành và giải quyết các vấn đề trong quản trị chất lượng. Sách được biên soạn bởi các giảng viên môn Quản trị Chát lượng của trường Đại học Kinh tế quốc dân, do TS. Đỗ Thị Đông chủ biên.
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế số, từng bước hội nhập sâu rộng trên các phương diện với khu vực và thế giới để tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp số. Hòa cùng với sự thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế vị mô và vĩ mô, kế toán là công cụ sắc bén trong quản lý kinh tế cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kế toán đã làm cho người học, người dạy và các chuyên gia hành nghề thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức mới nhất... Trong hệ thống thông tin kế toán nói chung, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh. Kế toán quản trị với chức năng là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Để phục vụ kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu của đông đảo các đối tượng: học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, nhà quản trị kinh doanh... cho các bậc đào tạo: đại học, sau đại học, bồi dưỡng nâng cao..., tập thể giảng viên Viện Kế toán và Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã biên soạn lại giáo trình “Kế toán quản trị”.
- Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở tham khảo các tài liệu kế toán quản trị của những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giáo trình về kế toán quản trị của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản các năm trước và các trường đại học khối kinh tế đầu ngành ở Việt Nam và nước ngoài, tài liệu hội thảo quốc tế... đồng thời kết hợp với thông tư hướng dẫn kế toán quản trị của Bộ Tài chính.
Từ năm 2003, Học viện Tài chính chính thức thành lập và đào tạo sinh viên chính quy chuyên ngành Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản (BĐS). Trong chuyên ngành này có rất nhiều môn học liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá tài sản, cũng như nghiệp vụ kinh doanh BĐS, trong đó môn Kinh doanh BĐS là một trong những môn học chính thuộc phần kiến thức chuyên ngành. Chính vì vậy, Giáo trình Kinh doanh BĐS được tổ chức biên soạn nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về thị trường BĐS và kinh doanh BĐS, cũng như nghiên cứu các hoạt động nghiệp vụ và các dịch vụ trong kinh doanh BĐS.
Giáo Trình Kinh Doanh Bất Động Sản
NXB Tài Chính 2018
Phạm Văn Bình, Nguyễn Hồ Phi Hà
Cuốn sách "Quản Trị Bán Hàng" là một bộ công cụ khá hoàn chỉnh, bao quát toàn diện các kiến thức cơ bản của Nghề bán hàng, các kỹ thuật quan trọng và phương pháp kỹ năng bán hàng, cách thức lập kế hoạch và tổ chức bán hàng, cách thức lập kế hoạch và tổ chức bán hàng nhằm đạt hiệu quả cao, cuối cùng là phương thức kiểm soát và đánh giá bán hàng, Khi các sinh viên ngành. Quản trị kinh doanh và marketing được tiếp cận đầy đủ với kiến thức chuyên môn của công tác bán hàng, họ sẽ nhận thực vị trí, vai trò của người quản trị bán hàng và nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp, hiểu và vận dụng tốt các kỹ năng cần thiết đối với người quản trị bán hàng, cuối cùng là nhận thức được tương lai phát triển của hoạt động quản trị bán hàng.
Quản Trị Bán Hàng được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu cả trong nước và ngoài nước,nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hoạt động bán hàng và chức năng quản trị bán hàng trong doanh nghiệp. Nhằm phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh và marketing, đặc biệt là sinh viên học hệ tín chỉ thuộc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Giáo trình Quản trị rủi ro được biên soạn nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập học phần Quản trị rủi ro cho sinh viên chính quy thuộc các chuyên ngành khác nhau của Trường Đại học Thương mại. Giáo trình được chia thành 5 chương và xem xét quản trị rủi ro theo hai lát cắt: Theo lát cắt thứ nhất, quản trị rủi ro được xem xét qua các nội dung: nhận dạng rủi ro, phân tích (bao hàm cả đo lường và đánh giá rủi ro), kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro (bao hàm cả vấn đề khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra). Các nội dung quản trị rủi ro được trình bầy trong các chương 1,2,3. Lát cắt thứ hai đề cập đến các đối tượng chịu rủi ro. Theo lát cắt này, giáo trình tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro đối với hai đối tượng chính là nhân lực và tài sản, trong đó chương 4 trình bầy quản trị rủi ro nhân lực và chương 5 trình bầy quản trị rủi ro tài sản. Giáo trình do PGS. TS. Trần Hùng làm chủ biên và các giảng viên bộ môn Quản trị học biên soạn với sự phân công cụ thể như sau:
Chương 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Chương 2: PGS. TS. Bùi Hữu Đức
Chương 3: PGS. TS. Trần Hùng
Chương 4: ThS. Đào Hồng Hạnh
Chương 5: TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Giáo trình môn học Văn hoá kinh doanh trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hoá kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Giáo trình được xây dựng từ các nguồn: giáo trình về đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh của các tác giả có uy tín thuộc các trường đại học lớn trên thế giới; các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học, văn hoá học, xã hội học, triết học, tâm lý học... trong và ngoài nước về mọi khía cạnh của văn hoá kinh doanh; các công trình khảo sát và tổng kết thành công cũng như thất bại của các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước...
Giáo trình Văn hoá kinh doanh được biên soạn thành 05 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Trình bày kiến thức tổng quan về văn hoá kinh doanh
Chương 2: Trình bày các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh
Chương 3: Phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hoá kinh doanh quốc tế
Chương 4: Phác thảo đời sống văn hoá kinh doanh Việt Nam
Chương 5: Tập hợp các tình huống của văn hoá kinh doanh
Nội dung của 05 chương trên được thể hiện bằng các hình thức diễn giải, phân tích kết hợp với các minh hoạ, mô hình, biểu, bảng. Cuối mỗi chương đều có phần tóm lược và câu hỏi ôn tập nhằm giúp người học củng cố lại và phát triển các kiến thức đã học.
Có thể khẳng định, quản trị rủi ro như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,... góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của tổ chức đi đúng hướng, bảo vệ uy tín, thương hiệu và lợi nhuận, quyết định sự phát triển bền vững của các định chế tài chính, cũng như của cả nền kinh tế. Cuốn bài giảng quản trị rủi ro trong các định chế tài chính được biên soạn bởi hai bộ môn - bộ môn Ngân hàng thương mại và bộ môn Toán tài chính trường ĐH KTQD cung cấp khối kiến thức cơ bản và nâng cao về quản trị rủi ro, kết hợp lý thuyết chung với thực tiễn của các định chế tài chính Việt Nam. Kết cấu cuốn bài giảng gồm 6 chương. Chương 1: tổng quan về các định chế tài chính; chương 2: các mô hình đo lường rủi ro, chương 3: quản trị rủi ro tín dụng, chương 4: quản trị rủi ro tỷ giá, chương 5: quản trị rủi ro lãi suất, chương 6: quản trị rủi ro thanh khoản
Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ liên thông với thị trường tài chính tiền tệ, có quan hệ nhân quả với thị trường xây dựng, là đầu ra của thị trường vật liệu xây dựng và là cầu của thị trường lao động. Sự ra đời và phát triển của thị trường bất động sản là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế; đến lượt mình, khi thị trường bất động sản sôi động là tác nhân thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi thị trường bất động sản rơi vào đóng băng, trầm lắng sẽ làm ngưng đọng dòng lưu chuyển tiền tệ là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính và dẫn đến suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 đã kéo theo khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đều có nguồn gốc khởi đầu từ sự sụp đổ của thị trường bất động sảnỞ Việt Nam, thị trường bất động sản chính thức được hình thành từ năm 1993, sau khi Luật Đất đai cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất như một hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của thị trường bất động sản vừa tuân thủ các yêu cầu và quy luật điều tiết của cơ chế thị trường, vừa chịu điều tiết chi phối của Nhà nước do bộ phận căn bản tạo lập nên bất động sản là đất đai - thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người chủ đại diện. Mặc dù mới hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò đóng góp quan trọng vào thu hút các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế có liên quan làm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những thăng trầm của thị trường bất động sản cũng kéo theo những hệ lụy mật thiết đến sự mất thăng bảng của thị trường tài chính và làm chao đảo nền kinh tế. Chính vì vậy, để quản lý vận hành sự hoạt động nhịp nhàng các loại thị trường trong nền kinh tế, việc nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ các đặc tính và các quy luật hoạt động của thị trường bất động sản là yêu cầu tất yếu đối với các nhà kinh tế, người hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh doanh.
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại được biên soạn để cung cấp kiến thức cơ bản về kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại như: nghiên cứu thị trường, tạo nguồn mua hàng, tổ chức quản lý và điều khiển dự trữ hàng hóa, bán hàng và thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng,... Trên cơ sở nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh để quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu đã vạch ra, đồng thời vận dụng sáng tạo kinh nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mình. Kết cấu giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại được chia thành 3 phần, có sự liên hệ chặt chẽ với nhau: Phần A: "Những vấn đề chung về doanh nghiệp thương mại"; phần B: "Quản trị các nghiệp vụ kinh doanh thương mại" theo trình tự của chuỗi cung ứng và Phần C: "Quản trị các yếu tố của kinh doanh thương mại". Với kết cấu này cho phép giáo trình có điều kiện trình bày rõ ràng, đầy đủ các giác độ quản trị doanh nghiệp thương mại theo chức năng, theo nghiệp vụ kinh doanh và theo các yếu tố của quá trình kinh doanh thương mại